Dự báo về dịch COVID-19 trên thế giới sẽ khó khăn hơn từ năm 2023
Tác động phức tạp giữa các biến thể, vaccine và khả năng miễn dịch tự nhiên cũng như việc giảm truy vết khiến quá trình lập mô hình dự báo dịch COVID-19 trở nên khó khăn hơn.
Tỷ lệ người mắc COVID-19 thay đổi theo thời gian, nhưng con số này sẽ được duy trì ở một tỷ lệ nhất định. Virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại và mọi người đang mắc COVID-19 và thậm chí là tái nhiễm.
Giai đoạn đầu năm 2020, chúng ta biết rất ít về virus SARS-CoV-2. Giờ đây, khi bước sang năm 2023, chỉ cần tìm kiếm trên Google Scholar sẽ thu được khoảng 5 triệu kết quả có chứa tên virus này.Dự báo COVID-19 trở nên khó hơn
Trong những ngày đầu dịch COVID-19 bùng phát, các mô hình đơn giản được sử dụng để dự đoán số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và tác động có thể xảy ra đối với dân số, bao gồm cả nhu cầu về chăm sóc sức khỏe. Ở giai đoạn này, chỉ có một biến thể chính của virus SARS-CoV-2 là chủng ban đầu. Nhưng bây giờ, những giả định đơn giản đó không còn đúng nữa.
Phần lớn dân số thế giới được cho là đã mắc COVID-19 và có sự khác biệt đáng kể giữa các mức độ miễn dịch của từng cá nhân dựa trên loại vaccine và số lượng liều mà mọi người đã tiêm. Tổng cộng, 13 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng.
Mô hình dự đoán cũng hoạt động tốt khi mọi người hành động theo những cách có thể dự đoán được, cho dù đây là hành vi bình thường, trước đại dịch hoặc thời điểm áp đặt những hạn chế xã hội nghiêm ngặt. Khi mọi người thích nghi với cuộc sống có COVID-19 và tự đánh giá rủi ro cũng như lợi ích của hành vi bản thân, việc lập mô hình dự đoán trở nên phức tạp hơn.
Việc giảm giám sát cũng gây khó khăn hơn cho lập mô hình dự đoán. Trong thời kỳ cao điểm đối phó khẩn cấp với COVID-19, ưu tiên hàng đầu bao gồm giám sát những người nhiễm virus SARS-CoV-2 và giám sát các biến thể. Điều này tạo điều kiện xác định sớm và sẵn sàng ứng phó với các biến thể mới như Omicron. Nhưng hoạt động giải trình tự gien mẫu bệnh phẩm sau đó đã giảm đi, điều này có thể làm tăng thời gian cần thiết để xác định các biến thể mới cần quan tâm.
Dịch bệnh chưa kết thúc
Các giai đoạn tiếp theo của đại dịch cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi hành vi của con người. Chẳng hạn, khoảng thời gian chúng ta làm việc ở nhà và liệu chúng ta có giảm tiếp xúc xã hội khi mắc COVID-19 hay không. Không có gì chắc chắn rằng các biến thể mới trong tương lai có ảnh hưởng tương tự Delta hoặc Omicron, nhưng điều đó là có thể. Nếu điều này xảy ra, điều quan trọng là phải có sẵn kế hoạch để ứng phó trong bối cảnh mối quan tâm đến COVID-19 đang giảm dần và thông tin sai lệch gia tăng.
Vẫn còn khác biệt lớn trong các biện pháp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc trên khắp thế giới, ví dụ như việc sử dụng khẩu trang, xét nghiệm COVID-19 và thông gió trong các tòa nhà. Khi các chính phủ nới lỏng và đôi khi thắt chặt lại biện pháp phòng dịch để đối phó với các áp lực xã hội và tình hình y tế, có nguy cơ các biến thể có thể xuất hiện và chọc thủng “lớp phòng thủ” mà người dân đã xây dựng.
Tỷ lệ người mắc COVID-19 thay đổi theo thời gian, nhưng con số này sẽ được duy trì ở một tỷ lệ nhất định. Virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại và mọi người đang mắc COVID-19 và thậm chí là tái nhiễm.
Giai đoạn đầu năm 2020, chúng ta biết rất ít về virus SARS-CoV-2. Giờ đây, khi bước sang năm 2023, chỉ cần tìm kiếm trên Google Scholar sẽ thu được khoảng 5 triệu kết quả có chứa tên virus này.Dự báo COVID-19 trở nên khó hơn
Trong những ngày đầu dịch COVID-19 bùng phát, các mô hình đơn giản được sử dụng để dự đoán số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và tác động có thể xảy ra đối với dân số, bao gồm cả nhu cầu về chăm sóc sức khỏe. Ở giai đoạn này, chỉ có một biến thể chính của virus SARS-CoV-2 là chủng ban đầu. Nhưng bây giờ, những giả định đơn giản đó không còn đúng nữa.
Phần lớn dân số thế giới được cho là đã mắc COVID-19 và có sự khác biệt đáng kể giữa các mức độ miễn dịch của từng cá nhân dựa trên loại vaccine và số lượng liều mà mọi người đã tiêm. Tổng cộng, 13 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng.
Mô hình dự đoán cũng hoạt động tốt khi mọi người hành động theo những cách có thể dự đoán được, cho dù đây là hành vi bình thường, trước đại dịch hoặc thời điểm áp đặt những hạn chế xã hội nghiêm ngặt. Khi mọi người thích nghi với cuộc sống có COVID-19 và tự đánh giá rủi ro cũng như lợi ích của hành vi bản thân, việc lập mô hình dự đoán trở nên phức tạp hơn.
Việc giảm giám sát cũng gây khó khăn hơn cho lập mô hình dự đoán. Trong thời kỳ cao điểm đối phó khẩn cấp với COVID-19, ưu tiên hàng đầu bao gồm giám sát những người nhiễm virus SARS-CoV-2 và giám sát các biến thể. Điều này tạo điều kiện xác định sớm và sẵn sàng ứng phó với các biến thể mới như Omicron. Nhưng hoạt động giải trình tự gien mẫu bệnh phẩm sau đó đã giảm đi, điều này có thể làm tăng thời gian cần thiết để xác định các biến thể mới cần quan tâm.
Dịch bệnh chưa kết thúc
Các giai đoạn tiếp theo của đại dịch cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi hành vi của con người. Chẳng hạn, khoảng thời gian chúng ta làm việc ở nhà và liệu chúng ta có giảm tiếp xúc xã hội khi mắc COVID-19 hay không. Không có gì chắc chắn rằng các biến thể mới trong tương lai có ảnh hưởng tương tự Delta hoặc Omicron, nhưng điều đó là có thể. Nếu điều này xảy ra, điều quan trọng là phải có sẵn kế hoạch để ứng phó trong bối cảnh mối quan tâm đến COVID-19 đang giảm dần và thông tin sai lệch gia tăng.
Vẫn còn khác biệt lớn trong các biện pháp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc trên khắp thế giới, ví dụ như việc sử dụng khẩu trang, xét nghiệm COVID-19 và thông gió trong các tòa nhà. Khi các chính phủ nới lỏng và đôi khi thắt chặt lại biện pháp phòng dịch để đối phó với các áp lực xã hội và tình hình y tế, có nguy cơ các biến thể có thể xuất hiện và chọc thủng “lớp phòng thủ” mà người dân đã xây dựng.